Hotline: 0906 201 222
SPEAKING Part 1: Chiến thuật làm bài.
Trong part 1 này, Bạn sẽ được hỏi bởi giám khảo. Các câu hỏi sẽ là về cuộc sống của bạn và bạn có thể được hỏi những câu hỏi về hiện tại, quá khứ và tương lai. Các thí sinh sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi và sẽ không nói chuyện với nhau trong phần thi này. Khi bắt đầu bài kiểm tra, các bạn thí sinh sẽ được được yêu cầu đánh vần toàn bộ hoặc một phần tên của mình. Mục đích của part 1 này là để kiểm tra khả năng tương tác và giao tiếp của thí sinh trong các cuộc hội thoại hằng ngày.
Chiến thuật làm bài
1. Hãy mở rộng câu trả lời của mình:
Các câu hỏi của giám khảo thường là những câu hỏi về những thông tin ngắn gọn, nhưng để được điểm cao, các thí sinh không nên đưa ra những câu trả lời chỉ có 1 từ. Các em nên mở rộng câu trả lời hơn và cho thêm lý do và ví dụ. Ví dụ khi được hỏi “Where did you go for your last holidays?”, các em không nên chỉ trả lời rằng “Nha Trang”, mà nên mở rộng câu trả lời của mình hơn.
“Where did you go for your last holidays?”
à I went to a place called Nha Trang. We spent our time sightseeing / sunbathing / swimming in the sea / having a great time on the beach, etc. I absolutely loved / hated it.
2. Sử dụng từ đệm (fillers):
Thông thường khi thi nói, đôi khi chúng ta thường gặp những câu hỏi mà không dễ để nói ra câu trả lời ngay lập tức. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để tìm câu trả lời. Vậy trong lúc tìm câu trả lời chúng ta sẽ giữ im lặng sao? Nếu bạn làm vậy thì chắc chắn bạn sẽ bị trừ điểm vì lỗi hesitation (ngắt quãng) trong khi nói. Dưới đây là một vài cụm từ đệm (fillers) thường dùng trong nói tiếng Anh giúp các bạn vừa làm cho câu trả lời tự nhiên hơn, lại kéo dài được thời gian để mình suy nghĩ. Một số fillers tiêu biểu như sau:
- “Hmmmm, ahh, errr...”
Đây là những từ đệm thường thấy ở các ngôn ngữ và chúng thường có tính phổ quát, toàn cầu. Như chúng ta đã biết văn nói không thể chỉn chu, gọt giũa như văn viết được vì vậy chúng ta dùng các từ đệm này để làm chậm lại tốc độ nói (ở một số bạn có thói quen nói nhanh), làm cho bài nói của chúng ta không phải là một bài diễn văn được chuẩn bị từ trước. Nhưng cũng đừng lạm dụng uhh, ahh... suốt trong quá trình nói
- “Let me see, let me think” (hãy chờ tôi nghĩ một chút)
Ví dụ: What's your favourite sport?
Let me see...I like Sundays as the family are all together and we can go out somewhere... but I like Saturday as well since it is the day I gather with my friends for a game of football every week.
- “That's a good question/ That's an interesting question to ask”
Ví dụ: Who would you most like to be stuck in a lift with?
Hmmm...that's a good question...I don't know really...perhaps someone like a business investor who I could talk my business with...
- “To be honest/Honestly speaking”: dùng để nói điều mà bạn thật sự cho là như vậy hoặc bạn cho là lí tưởng hoặc là điều là người nghe muốn nghe.
Ví dụ: How often do you do exercise?
Well...to be honest I am not a great one for exercise...I walk our dog 3 times a day but that's about it really...
- “It's difficult to say really/ It's hard to say really/That's a tricky one”
Chúng ta thường dùng những cụm từ này khi gặp phải một câu hỏi khó mà cần phải có thời gian suy nghĩ để tìm ra câu trả lời
Ví dụ: Do you think adverts for fast food should be banned?
It's dificult to say...fast food isn't good for us or our children but it's difficult to define fast food...
- “To cut a long story short”: được dùng để diễn đạt một ý ngắn gọn để không bị rườm rà, mất thời gian
Ví dụ: Where did your parents meet?
Well...to cut a long story short...I think they both worked in the same company...my dad used to be a trade union rep...that's how they met I think...
- “It's funny you should ask”: được dùng khi người phỏng vấn đưa ra một câu hỏi mà vấn đề đó trùng hợp một cách ngẫu nhiên và thú vị
Ví dụ: Do you fancy golf?
It's funny you should ask....I've just taken up golf for two weeks. It's a very interesting sport as it is not only useful for my physical health but also beneficial to my business...
Lưu ý: Đừng lạm dụng fillers một cách thái quá khi đó chúng sẽ phản tác dụng. Hãy phân tích ví dụ dưới đây:
- Examiner: Where are you from?
- Examinee: Hmmm...let's me think. I am from Ho Chi Minh city, a very big and fast-changing city in the South of Vietnam....
Ở câu trên rõ ràng là các từ đệm như Hmmm, let's me think là không cần thiết vì khi nói về nơi mình sinh ra thì thường chúng ta không phải mất thời gian suy nghĩ. Fillers trong trường hợp này đã vô tình làm mất điểm của bạn.
3. Hãy biến đổi thông tin theo một cách khác mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa (hay còn gọi là “paraphrase”):
Khi bạn trả lời câu hỏi, câu đầu tiên (câu mà bạn đưa ra thông tin) – phải được paraphrase 90%. Tức là bạn cố gắng đừng sử dụng từ mà giám khảo đã dùng trong câu hỏi mà nên diễn đạt khác đi. Làm được điều này ở câu đầu tiên là đã ghi điểm ấn tượng rồi. Sau đây Aland xin giới thiệu một vài cách để các bạn có thể paraphrase nhé:
- Sử dụng từ đồng nghĩa/từ trái nghĩa:
Ví dụ:
How often do you meet your friends?
=> I usually hang out with my buddies every weekend.
- Thay đổi word form:
Ví dụ:
Who do you resemble in your family?
=> I think I bear striking resemblance to my Dad. (bear striking resemblance to sb = rất giống ai đó về ngoại hình)
* resemble (động từ) => resemblance (danh từ)
- Phương pháp thay thế Tổng quát bằng cụ thể: (Thay thế 1 tập thể bằng 1 phần tử trong tập thể đó)
Ví dụ:
What do you usually do on the weekend?
=> I often play videogames on every Sunday evening…
- Đổi chủ ngữ
Ví dụ:
What subject do you hate the most?
=> Literature has always been a nightmare for me.. (nightmare = cơn ác mộng)
Các em cũng không nên chuẩn trước bị các bài phát biểu được diễn tập vì những điều này nghe có vẻ không tự nhiên và sẽ không trả lời các câu hỏi cụ thể được hỏi.
4. Nếu bạn không hiểu thông tin nào đó, hãy hỏi lại giám khảo để được nghe lại:
Khi thi bài thi nói, có những tình huống bạn được phép đặt câu hỏi cho giám khảo và việc yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi chính là một trong số các tình huống đó. Dưới đây là các cụm từ có thể dùng để yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi, vừa tự nhiên lại vừa mang lại hiệu quả cho bài nói. để hỏi lại thông tin một cách lịch sự khi chúng ta không hiểu câu hỏi, hay không bắt kịp câu hỏi của giám khảo, các bạn hãy dùng những các cụm từ sau đây nhé:
- I’m sorry, I don’t understand (xin lỗi, tôi không hiểu)
- I’m sorry, I didn’t quite catch that (xin lỗi, tôi đã không bắt được ý của bạn)
- Excuse me, I’m not sure what you mean (xin lỗi, tôi không chắc ý bạn là gì)
- Could you repeat that please? (bạn có thể làm ơn nhắc lại không)
- Sorry, what was that? (xin lỗi, đó là gì)
- I beg your pardon (tôi xin lỗi, bạn có thể nhắc lại không)
Trên đây là một vài chiến thuật giúp các bạn có thể “ăn điểm cao” trong phần thi part 1 của bài thi PET – Speaking. Hãy đón đọc những bài viết khác từ Aland Cambridge để có nhiều “chiêu” độc hơn nhé.