Hotline: 0906 201 222
Studies là một trong các chủ điểm được hỏi nhiều nhất trong phần Speaking Part 1 vì sự gần gũi cũng như tính “hàng ngày” của nó. Người thi cần chuẩn bị trước sự tự tin khi trả lời câu hỏi, đồng thời “tủ” một số ý trả lời của cá nhân về chủ điểm này để tránh bị lúng túng khi được đưa ra câu hỏi về Studies.
2.1 Trả lời thẳng luôn vào câu hỏi được đưa ra.
Khi được nhận câu hỏi từ giám khảo, người học cần nhớ điều đầu tiên là phải trả lời được ngay ý chính mà người này đang muốn biết để tránh đưa ra các câu trả lời lạc đề hoặc đi không đúng trọng tâm. Cụ thể, những cách mở đầu câu trả lời cho chủ đề Studies mà người học nên ghi nhớ bao gồm:
Trong những ví dụ được đưa ra ở trên, bất kể câu hỏi là gì, câu mở đầu cho phần trả lời của thí sinh luôn chứa từ khoá chủ điểm “Studies”. Đây là cách để người thi có thể trả lời trực tiếp luôn vào câu hỏi và tránh đi lạc đề.
Trong trường hợp người thi chưa chuẩn bị kỹ cho topic Studies, việc dẫn dắt mang tính “câu giờ” để suy nghĩ nên được sử dụng, nhưng vẫn phải tuân theo quy luật “Trả lời luôn ý chính” trên.
Ví dụ:
2.2 Diễn giải thêm cho câu trả lời.
➤ Sử dụng phương pháp liệt kê (listing).
Phương pháp liệt kê sẽ bổ sung hoặc làm rõ cho ý ban đầu về Studies mà họ đã đưa ra cho giám khảo. Đây là cách trả lời đơn giản, dễ hiểu và giúp chúng ta không bị lạc đề sang nói về một thứ khác. Dưới đây là một ví dụ thông dụng về việc liệt kê trong các câu trả lời về Studies.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, thí sinh này đã ĐI THẲNG LUÔN vào ý chính trong câu hỏi của giám khảo. Ở đây, người hỏi muốn biết thí sinh làm gì để cải thiện hiệu quả học tập, và câu trả lời đầu tiên đã liệt kê từng cách này bằng cách sử dụng First và Second để làm rõ từng ý một.
➤ Giải thích hoặc diễn giải cho câu trả lời.
Nhiều lúc, việc chỉ liệt kê các sự vật / sự việc sẽ không đảm bảo cho tiêu chí Coherence được hoàn thiện. Việc giải thích / diễn giải ý mà bản thân vừa trình bày là một chiến thuật tốt cho người học khi mà họ hoàn toàn “trống rỗng” ý tưởng để có thể làm thao tác liệt kê. Dưới đây là một ví dụ về việc diễn giải cho ý chính vừa được đưa ra.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, thí sinh đã TRẢ LỜI THẲNG luôn vào ý chính của câu hỏi với “workload”. Câu tiếp theo đã diễn giải thêm cho giám khảo về đối tượng này, cụ thể hơn đó là những khó khăn người này gặp phải khi đi học.
➤ Kết thúc câu trả lời bằng cách đưa ra cảm nghĩ của bản thân.
Thí sinh nên thêm một câu cuối để “chốt” lại các ý đã đề cập ở trên, vì nó giúp làm cho câu trả lời không bị “cụt lủn”, đồng thời làm cho cuộc đối thoại về Studies với giám khảo trở nên tự nhiên hơn rất nhiều.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, sau khi đã trả lời trực tiếp ý chính của câu hỏi và liệt kê các ý để bổ sung cho câu trả lời đó, thí sinh này đã kết thúc câu trả lời cho câu hỏi này bằng việc đưa ra một suy nghĩ mang tính cá nhân “. Besides, I’m a night owl and therefore I find it hard for me to wake up early to study”. Việc này đã làm cho toàn bộ câu trả lời trở nên đời thường và gần gũi hơn rất nhiều.
|
Cách tiếp cận |
Độ dài |
|
Trả lời luôn câu hỏi |
Xác định ý chính của câu hỏi và trả lời ngay lập tức nó ở câu đầu tiên. |
1 câu |
|
Diễn giải thêm cho câu trả lời |
Sử dụng phương pháp liệt kê |
Liệt kê theo trình tự xuất hiện của sự vật / sự việc, có thể là theo trình tự thời gian hoặc ngẫu nhiên, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh bài nói. |
1-2 câu |
Giải thích thêm cho ý chính (nếu cần) |
Có thể bắt đầu giải thích với cấu trúc Because, Although, To be more specific, ... hoặc đi thẳng luôn vào giải thích thật ngắn gọn. |
1 câu |
|
Đưa ra cảm nghĩ bản thân để kết thúc một câu trả lời (nếu cần) |
Diễn tả ngắn gọn suy nghĩ/cảm quan của cá nhân về đối tượng đang nói đến. |
1 câu |
4.1 What are you studying at the moment?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.2 What do you like most about your studies?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.3 What do you hope to do in the future when you have finished?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.4 Why did you choose to study that major?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.5 What’s the most difficult part of your study?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................