Hotline: 0906 201 222
1.1 Tổng quát về phần thi IELTS Writing Task 1.
Phần 1 của bài thi IELTS Writing yêu cầu người học phải nắm rõ các bước để hoàn thiện một bản REPORT (báo cáo) dựa trên các số liệu được cung cấp qua các bảng/biểu đồ/hình vẽ. Mục đích của Task 1 là để kiểm tra khả năng phân tích xu hướng và diễn đạt những xu hướng này theo hướng tăng/giảm/thay đổi một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
1.2 Lợi ích của việc nắm rõ các xu hướng ra đề thi Writing Task 1
Đề thi IELTS nói chung luôn có sự thay đổi để phù hợp nhu cầu học tập tiếng Anh của xã hội. Nhu cầu, cũng như sự cần thiết của việc có được tấm bằng học thuật này, thay đổi khi năng lực ngoại ngữ của một thế hệ thay đổi. Ví dụ, trình độ tiếng Anh của các bạn thế hệ 9x đã khác xa so với 8x do các yếu tố liên quan về sự toàn cầu hóa.
Cách học ngày nay khác xa ngày xưa dẫn đến kết quả cũng khác, và những đòi hỏi về tiếng Anh cũng vậy. Để phù hợp hơn thì việc người ta quyết định tạo nên một số thay đổi với đề thi IELTS là điều hợp lý.
Với IELTS Writing Task 1, việc người học biết rõ những thay đổi cũng như những xu hướng ra đề mới (nếu có) sẽ tạo cho họ lợi thế không nhỏ khi tham gia bài thi này.
Tóm lại, người học cần nắm rõ xu hướng ra đề Writing Task 1 để tránh khỏi những bỡ ngỡ khi làm bài, đồng thời giúp cho việc ôn tập có kết quả tốt hơn.
➤ Writing Task 1 “ghét” thể hiện cảm xúc: Task 1 là một phần nằm trong kĩ năng Writing, và yêu cầu của Task 1 là viết một bài báo cáo có tính học thuật miêu tả một loại biểu đồ. Vì là báo cáo nên yếu tố cảm xúc hay cá nhân đều KHÔNG được xuất hiện trong bài.
➤ Writing Task 1 cũng muốn “no” từ: Bài viết dài ngắn không quan trọng, miễn là phải từ 150 từ trở lên và bài viết của học viên phải đáp ứng đủ những tiêu chí chấm bài.
➤ Điểm Writing Task 1 “không cao”: Điểm Task 1 chỉ bằng 1/3 tổng điểm cả bài Writing. Học viên cần lưu ý điều này để dành nhiều thời gian học Task 2 cho hiệu quả.
➤ Tiêu chí chấm bài Writing Task 1: Quy tắc 25%
3.1. Xu hướng ra đề qua các kỳ thi.
Các bảng biểu (hoặc hình vẽ) mang tính cung cấp thông tin trong Writing Task 1 được gọi chung là các Diagram. Các loại Diagram này có thể được chia ra làm 2 loại theo xu hướng ra đề hiện nay.
Loại thứ nhất gọi là Graph, bao gồm Line Graph (Biểu đồ dây), Bar Chart (Biểu đồ cột), Pie Chart (Biểu đồ tròn), Table (Bảng), Mixed Charts (Kết hợp ít nhất 2 trong các dạng vừa kể trên). Loại thứ hai gồm 2 dạng bài là Process (Mô tả các bước của quá trình) và Map (Miêu tả bản đồ).
Xu hướng ra đề của Writing Task 1 luôn là “xen kẽ”. Cụ thể hơn là, một dạng đề rất hiếm khi được lặp lại nếu nó đã được sử dụng trong đợt thi vừa kết thúc trước đó. Ví dụ:
Một điều cần chú ý là nửa đầu 2019 chứng kiến khá nhiều đề thi Writing Task 1 dưới dạng Mixed Charts. Dạng này là sự kết hợp của ít nhất 2 dạng graph bất kỳ đã được nói đến ở trên. Đặc biệt, với kỳ thi IELTS trên máy tính, dạng Mixed Charts (cũng như Map và Process) xuất hiện khá thường xuyên.
3.2. Xu hướng ra đề của các dạng bài.
Nói chung, một đề thi IELTS Writing Task 1 luôn được đưa ra với nhiều thông tin để học viên có thể đối chiếu và so sánh chúng theo sự phát triển về thời gian.
Bên cạnh việc miêu tả sự tăng/giảm của đối tượng, người học nên kết hợp việc diễn tả mức độ thay đổi, cũng như so sánh những thay đổi của các đối tượng này với nhau theo thời gian.
Ví dụ:
The line graph shows the number of international events held in three cities from 1980 to 2005. Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.
Đề bài này yêu cầu người học phân tích được các sự thay đổi của số liệu trong quãng thời gian được cho (từ 1980 đến 2010), đồng thời so sánh số liệu của các đối tượng (City A, City B, City C) với nhau để tạo thành một báo cáo hoàn chỉnh.
The bar chart shows the percentage of people living alone in 5 different age groups in the USA between 1850 and 2000. Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons relevant.
Đề bài này yêu cầu người học phân tích được các sự thay đổi của số liệu trong quãng thời gian được cho (từ 1850 đến 2000), đồng thời so sánh số liệu của các đối tượng (people của từng độ tuổi) với nhau để tạo thành một báo cáo hoàn chỉnh.