Hotline: 0906 201 222
“Paraphrase” là việc viết lại một cụm từ hoặc một câu bằng cách sử dụng một từ hoặc một cụm từ khác có ý nghĩa tương đương. Kĩ năng này vô cùng quan trọng vì nó khiến cho bài viết phong phú hơn trên phương diện từ vựng và cách sử dụng câu, nó cho giám khảo thấy được người học biết cách ‘biến hóa’ câu từ của mình để tránh sự lặp đi lặp lại trong bài.
Nếu người làm bài không nắm được kỹ năng Paraphrasing trong IELTS Writing, việc thông suốt “dòng chảy” lập luận của họ sẽ bị cản trở. Thay vì dễ dàng đặt bút ngay lập tức, người học phải tốn thêm thời gian suy nghĩ và nhớ lại các công thức để viết lại câu.
Chính vì vậy, kỹ năng Paraphrasing là điều không thể thiếu đối với các sĩ tử IELTS, vì nó giúp cho việc quản lý thời gian khi làm bài của họ hiệu quả hơn. Đây là chưa kể đến việc Paraphrase lại một cụm từ (hay một câu văn) cũng giúp họ tránh khỏi việc lạc đề.
2.1 Paraphrase bằng từ đồng nghĩa.
Paraphrasing bằng từ đồng nghĩa được hiểu đơn giản là việc viết lại câu bằng cách thay thế các từ đã cho bằng các từ ngữ có nghĩa tương đương với chúng. Đây là cách Paraphrasing dễ sử dụng và dễ nhớ vì nó chỉ yêu cầu người viết nắm được một cơ số trường từ đồng nghĩa là có thể áp dụng được. Tuy nhiên, khi làm thao tác “tráo” từ khi paraphrase, hãy để ý đến mức độ đồng nghĩa giữa các từ, cũng như không được quên cấu trúc ngữ pháp riêng biệt (nếu có) của từ sẽ thay để tránh lỗi sai.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, người viết thay từ “show” bằng cụm “give information about” và cụm “between 1990 and 2010” bằng cụm “from 1990 to 2010”. Cụm “give information about” có sự tương đồng về ngữ nghĩa với từ “show”, và quan trọng hơn là mức độ đồng nghĩa của 2 yếu tố này cao, nên chúng ta thay như vậy là hợp lý.
Tương tự, “between 1990 and 2010” và “from 1990 to 2010” là 2 cụm từ có ngữ nghĩa và mức độ đồng nghĩa cao, nên việc thay thế chúng ở đây là hợp lý.
=> Câu viết lại hoàn toàn có ý nghĩa giống với câu đề bài, và quan trọng hơn là tính “formal” của nó vẫn được bảo toàn.
2.2 Paraphrase bằng cách sử dụng các dạng khác nhau của từ (Word Family)
Paraphrase bằng cách sử dụng Word Family được hiểu là việc người viết biến đổi từ ngữ của mình sang một dạng từ khác, miễn sao là việc này không làm thay đổi quá nhiều ý nghĩa và tính học thuật của câu văn ban đầu. Ví dụ, thay thế động từ bằng việc sử dụng danh từ của nó, hay thay thế động từ bằng một cụm phrasal verb có ý nghĩa tương đương chẳng hạn.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, người viết thay cụm từ “increased sharply” bằng cụm “showed a sharp increase”. Ở đây, người viết nhận dạng được động từ “increase” và muốn Paraphrase lại câu này bằng việc sử dụng danh từ của nó (cũng là increase).
Từ cụm “increased sharply”, người viết đã đảo trạng từ “sharply” thành “sharp”, để tính từ này có thể đứng trước danh từ “increase”. Từ “show” được đưa ra nhằm bổ sung nghĩa cho cụm danh từ này, vậy là ta có cụm từ “show a sharp increase”.
Cụm “showed a sharp increase” có sự tương đồng về ngữ nghĩa với từ “increased sharply”, và quan trọng hơn là mức độ đồng nghĩa của 2 yếu tố này cao, nên việc Paraphrasing như vậy là hợp lý.
=> Câu viết lại hoàn toàn có ý nghĩa giống với câu nguyên bản, và quan trọng hơn là tính “formal” của nó vẫn được bảo toàn.
2.3 Paraphrase bằng cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa tương đương
Paraphrasing theo phương pháp này yêu cầu người viết phải có nền tảng ngữ pháp tốt, cũng như sự linh hoạt cao khi sử dụng các cấu trúc ngữ pháp này. Thông thường trong phần Writing Task 1, chúng ta sẽ phải Paraphrase các cấu trúc liên quan đến Nguyên nhân – Kết quả hay Tương phản – Đối lập để làm câu văn được hay hơn.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, người viết đã Paraphrase lại câu nguyên bản bằng cách sử dụng một cấu trúc ngữ pháp khác có nghĩa tương đương. “Although” và “Despite” đều có nghĩa là “Mặc dù”, nhưng cấu trúc ngữ pháp theo sau hai từ này là khác nhau.
“Although” luôn được theo sau với một mệnh đề (S+V+O), còn “Despite” luôn được theo sau với một cụm danh từ; chính vì thế khi làm thao tác Paraphrasing, người viết đã thay đổi cụm “it had experienced declines” thành “its previous declines” để có thể viết lại được câu hoàn chỉnh với từ “Despite”.
=> Câu viết lại hoàn toàn có ý nghĩa giống với câu nguyên bản, và quan trọng hơn là tính “formal” của nó vẫn được bảo toàn.
Có ba cách chính để Paraphrase lại câu trong Writing Task 1, đó là:
|
ĐIỀU CẦN LƯU Ý |
Sử dụng từ/cụm từ đồng nghĩa |
Mức độ đồng nghĩa của từ/cụm từ sẽ thay với từ/cụm từ ban đầu. Đảm bảo tính “formal” của câu văn không bị thay đổi. |
Sử dụng các dạng khác nhau của từ |
Khi biến đổi dạng của một từ, lưu ý các tính từ/trạng từ/động từ đứng cạnh nó để có thể đưa ra cụm từ mới mang đầy đủ ý nghĩa so với cụm ban đầu. Đảm bảo tính “formal” của câu văn không bị thay đổi. |
Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp có nghĩa tương đương |
Nắm rõ các lý thuyết về các cấu trúc ngữ pháp về mối quan hệ Nguyên nhân – Kết quả và Tương phản – Đối lập để viết lại câu một cách hoàn chỉnh nhất. |
Paraphrase lại các câu sau, sử dụng các kỹ năng đã được đề cập đến ở trên.
4.1 The line graph shows the proportion of Japanese population in 3 distinctive age groups from 1960 to 2040.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.2 In the first four years of the period, the percentage of Internet users in these nations increased marginally.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.3 Although the figures for Chinese and Thai users went up, the percentage of the Vietnamese dropped to a low of 10% in 2006.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................