Cambridge English: KEY (KET)
LISTENING
Thông tin về phần thi:
Listening |
30 phút (bao gồm 8 phút ghi đáp án) |
Bao gồm 5 phần + Part 1: Three-option multiple choice + Part 2: Matching + Part 3: Three-option multiple choice + Part 4: Gap-fill + Part 5: Gap-fill |
Part 4: LỖI SAI THƯỜNG GẶP
1. Lỗi ngữ pháp
Các thí sinh thường mắc phải các lỗi như viết dạng số ít, số nhiều, dùng sai “s’’ với “es”.
Bạn nên tập trung nghe đoạn băng để đoán chính xác các câu trả lời sẽ là số ít hay số nhiều. Chúng ta hãy cùng phân tích ví dụ sau: “The Kingston Library is the biggest place which keep all popular national journals, …………….… and papers.”
Nếu bạn nghe được “Magazine”, bạn phải viết lại là “magazines” vì các từ khác trong câu đã ở dạng số nhiều rồi. Do đó, câu trả lời chính xác phải là “magazines”. Đây là một ví dụ rất cơ bản.
Ngoài ra, nếu bạn có vốn ngữ pháp vững chắc, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được điểm khác nhau giữa “countable nouns” (danh từ đếm được) và “uncountable nouns” (danh từ không đếm được).
+ Countable Nouns: Số ít phải có mạo từ “a, an, the”, không có mạo từ đứng trước thì phải có “s”
+ Uncountable Nouns: thường chỉ đi với mạo từ “the” hoặc không có mạo từ luôn. Và không bao giờ thêm “s” hay “es” đối với những từ này.
Ví dụ: một số danh từ không đếm được thường gặp - a lot of information, luggage…
2. Lỗi chính tả
Đây là lỗi mà các thí sinh thường mắc phải trong lúc viết quá vội. Thường thì họ khó phát hiện các lỗi khi viết những từ dài và khó, ví dụ như từ “mischievous” thành “mischivous”. Dễ nhận thấy rằng hai từ tuy có cách viết khác nhau nhưng phát âm vẫn giống nhau, vì thế khó nhớ hơn trong lúc học từ.
Lỗi này cũng xảy ra tương tự với từ “beginning” thành “begining”.
3. Lỗi phát âm Spelling
Đối với số, thí sinh sẽ dễ nhầm lẫn giữa các số như 18 - 80 hay 13 – 30.
Ví dụ: 13 là thirteen thì âm nhấn là âm thứ 2 /θɜːˈtiːn/, nên chữ teen sẽ mạnh hơn rõ ràng 30 là thirty nhấn vần 1 nên thir sẽ được nhấn /ˈθɜː.ti/. Chỉ cần chú ý kỹ yếu tố này thí sính sẽ dễ dàng phân biệt được.
4. Mất tập trung
Thí sinh hay có xu hướng bị hoảng và rối khi không hiểu được một đoạn nào đó trong bài nghe. Tuy nhiên, không ai có thể hiểu hết tất cả từ và thí sinh cần phải tập trung lắng nghe các keywords có trong đề bài để từ đó chọn ra từ cần nghe mà thôi. Những đoạn khác dù không hiểu, nhưng không có chứa keywords đề bài thì cũng sẽ không có câu trả lời cần điền.
Có một bẫy hay xuất hiện trong phần thi là sẽ có một người trong cuộc đối thoại đưa ra các thông tin sai rồi họ nhanh chóng sửa lại thông tin đúng. Nếu các thí sinh không tập trung lắng nghe thì rất dễ bị mắc phải bẫy này.
Chúng ta cùng phân tích thử ví dụ: Một người nói số điện thoại của họ là 25789165 và ngay lập tức anh ta sửa lại thành 25789615. Nếu chưa nghe được đoạn sau mà bạn đã viết đáp án vào thì sẽ mất điểm ngay.
Bạn cần chú ý đến các từ tín hiệu như “sorry”, “but” hay “oh! I say wrong” bởi chúng là các dấu hiệu giúp bạn phát hiện thông tin được đưa ra là thông tin sai và sẽ nhanh chóng được thay thế bởi một thông tin khác nữa.
5. Đắn đo câu trả lời
Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ tới lui nên viết vào bài làm đáp án nào, hay cố gắng nhớ lại bài nghe trước đó. Thay vì vậy, hãy chọn ghi đáp án đầu tiên bạn nghĩ đến và đánh dấu lại để quay trở lại sau.