Hotline: 0906 201 222
Mệnh đề là 1 chủ điểm vô cùng quan trọng, và luôn xuất hiện không chỉ trong các kỳ thi tiếng anh, mà còn trong đời sống hằng ngày. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chủ điểm thú vị này nhé.
Mệnh đề là một nhóm các từ chứa chủ ngữ và động từ đã chia nhưng không phải lúc nào cũng được coi là một câu có ngữ pháp đầy đủ. Các mệnh đề có thể là mệnh đề độc lập (cũng được gọi là mệnh đề chính) hoặc mệnh đề phụ thuộc (còn được gọi là mệnh đề phụ).
Mệnh đề độc lập là một cụm chứa cả chủ ngữ và vị ngữ, có thể đứng tách riêng như một câu đơn giản hoặc là một phần của câu đa mệnh đề. Các liên từ như “and”, “but”, “for”, “nor”, “or”, “so” hoặc “yet” thường được sử dụng để nối các vế bằng nhau như hai mệnh đề độc lập. Đứng trước chúng thường có dấu phẩy.
Ví dụ: We went to the restaurant, and then we went to school . (Chúng tôi đi ra nhà hàng rồi sau đó chúng tôi đi học)
Mệnh đề phụ thuộc chứa cả chủ ngữ và động từ nhưng không thể đứng một mình như một câu và bị phụ thuộc về ngữ nghĩa. Mệnh đề phụ thuộc được chia thành:
a. Mệnh đề trạng ngữ
Mệnh đề trạng ngữ là một loại mệnh đề phụ thuộc, thường bắt đầu với các liên từ phụ thuộc: As, Since, Though, when, if, until,… Nó thường trả lời các câu hỏi như: Tại sao? Làm sao? Khi nào?
➡ Ví dụ: We learn English because we want to have good jobs. (Chúng tôi học tiếng anh vì chúng tôi muốn có những công việc tốt)
b. Mệnh đề tính ngữ (mệnh đề quan hệ)
Mệnh đề tính ngữ (hay còn gọi là mệnh đề quan hệ) giống như một tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc đại từ trước nó (cũng được gọi là tiền tố). Nó bắt đầu với đại từ quan hệ như: who, which, that, where, when, whose, whom,… và cũng là chủ thể của mệnh đề.
Ví dụ:
c. Mệnh đề danh từ
Mệnh đề danh từ có chức năng như một danh từ, có nghĩa là nó có thể là một chủ ngữ, đối tượng bổ sung trong một câu. Nó bắt đầu với các từ: “that,” “who,” “which,” “when,” “where,” “whether,” “why,” “how.”
Ví dụ:
We liked what we ate at the restaurant (Chúng tôi thích những thứ chúng tôi đã ăn ở nhà hàng)