I. Khái niệm
Sự hoà hợp chủ ngữ - động từ là điểm mấu chốt trong ngữ pháp để tạo thành câu có nghĩa. Khi xem xét sự hoà hợp chủ ngữ - động từ, ta sẽ nhìn vào chủ ngữ và chia động từ số ít/nhiều phù hợp.
II. Động từ khuyết thiếu
1. Khái niệm
Động từ khuyết thiếu thường đứng trước động từ chính trong câu để diễn đạt khả năng, xác suất, sự chắc chắn, hoặc xin phép, đề nghị… Trong một số trường hợp, động từ khuyết thiếu sẽ đứng trước ‘have + PII’ để diễn đạt một khả năng có thể xảy ra trong quá khứ. Các động từ khuyết thiếu chính bao gồm:
2. Đặc điểm
· Luôn phải có một động từ nguyên mẫu theo sau
e.g. : I must be at home before curfew. (Tôi phải có mặt ở nhà trước giờ giới nghiêm)
· Không bao giờ thay đổi hình thức theo chủ ngữ
Các động từ bình thường phải thêm -s hay -es nếu chủ ngữ là danh từ số ít, nhưng động từ khiếm khuyết thì không thay đổi hình thức.
e.g. : My brother can drive the car. (Anh trai tôi có thể lái xe)
Như ta có thể thấy ở ví dụ trên, động từ khiếm khuyết can không thay đổi hình thức, cho dù chủ ngữ có là số ít hay số nhiều đi nữa.
· Khi phủ định thì không cần trợ động từ mà chỉ cần thêm "not" trực tiếp vào phía sau
Ta có thể so sánh 2 ví dụ sau:
e.g.1 : He lies to his friends. → He does not lie to his friends. (mượn trợ động từ to do)
e.g.2 : He should lie to his friends. → He should not lie to his friends. (không cần trợ động từ)
· Khi đặt câu hỏi thì không cần trợ động từ mà chỉ cần đảo động từ khiếm khuyết ra trước chủ ngữ
Ta có thể so sánh 2 ví dụ sau:
e.g.1 : He speaks English. → Does he speak English?
e.g.2 : He can speak English → Can he speak English?
· Không có các dạng V-ing, V-ed, to Verb
Khác với những động từ bình thường, động từ khiếm khuyết chỉ có một dạng duy nhất là dạng nguyên mẫu.
Ví dụ: động từ khiếm khuyết must không có dạng musting, musted hay to must.
Chức năng trong IELTS
Trên thực tế, trong bài thi IELTS ta không cần sử dụng nhiều đến các công dụng cho phép, xin phép, yêu cầu, hay mời lịch sự của động từ khuyết thiếu.
2. Cấu trúc Modal verb + have + P2