Hotline: 0906 201 222
Nhiều bạn đánh giá IELTS Writing là phần thi khó nhằn nhất trong bài thi IELTS, nhưng nhiều bạn khi không. Vì sao lại như vậy? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Hãy cùng Aland khám phá ngay nhé ^.^
➤ Xem thêm:
Như các bạn đã biết, kỳ thi IELTS đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh học thuật của chúng ta qua việc kiểm tra 4 kỹ năng, đó là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Điểm cuối cùng của thí sinh là trung bình cộng của 4 kỹ năng này. Vậy nên chúng ta có thể thấy rằng mỗi phần thi của IELTS đều có mức độ quan trọng như nhau trong việc quyết định điểm số cuối cùng của thí sinh.
Trong số 4 kỹ năng trên, kỹ năng Writing (Viết) được cho là khó nhằn nhất đối với đại đa số người học Việt Nam. Trên thực tế, bên cạnh kỹ năng Speaking thì Writing là kỹ năng mà người Việt thường đạt điểm thấp nhất trong kỳ thi IELTS.
Lý do cho việc này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cá nhân của từng thí sinh, nhưng tóm lại, Writing là một kỹ năng cần “mưa dầm thấm lâu” dần dần đối với người học. Vì nó đòi hỏi sự thông thạo lý thuyết ngữ pháp và khả năng hành văn học thuật sao cho bài viết được chuyên nghiệp nhất.
Phần thi IELTS Writing diễn ra trong 60 phút, bao gồm hai bài viết là Writing Task 1 và Writing Task 2. Thí sinh khi tham gia phần thi này sẽ được cung cấp giấy làm bài, bút chì và tẩy (nếu thi trên giấy). Không có một quy định cụ thể nào về việc người làm bài phải căn thời gian cho 2 bài viết. Tuy nhiên trong quá trình học họ thường được khuyên dành 20 phút dành cho việc làm Task 1 và 40 phút cho Task 2. Thời gian còn lại (nếu có) sẽ dành cho việc rà soát lại bài.
Cụ thể hơn, Writing Task 1 yêu cầu người làm bài đưa ra một bản trình bày dựa trên các số liệu được minh hoạ trong bảng biểu hoặc hình vẽ. Có tất cả 7 dạng bài (Line Graph, Bar Chart, Pie Chart, Table, Mixed Charts, Map, Process) mà thí sinh có thật gặp trong bài này. Còn với Writing Task 2, người viết được yêu cầu bàn luận hoặc đưa ra quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội nào đó.
Có tất cả 3 dạng bài chính mà thí sinh phải quan tâm (Discussion Essay, Problems – Causes – Solutions, Argumentative Essay) trong phần này. Ngoài ra đề thi Writing Task 2 còn có hai dạng khác là Advantages, Disadvantages và Ruminative Essay. Tuy nhiên cách thực hiện chúng không có gì khác biệt so với những dạng chính.
Điểm bài thi IELTS Writing được tính ra như thế nào? Điểm của kỹ năng này được tính với bài Task 2 nhân đôi và chia trung bình cho cả điểm của Task 1. Công thức được tính như sau:
Cần ghi nhớ, trong trường hợp điểm kỹ tính ra lẻ 0.25 hay 0.75, điểm cuối cùng của thí sinh sẽ được làm tròn lên.
Vậy từng bài trong phần thi IELTS Writing có đặc điểm gì? Người viết phải xử lý ra sao để hoàn thành bài thi một cách tối ưu nhất? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những điều này trong phần tiếp theo.
➤ Xem thêm: Cẩm nang học IELTS Writing [Chi tiết nhất từ A -> Z]
Phần 1 của bài thi IELTS Writing yêu cầu người viết phải nắm được trình tự để hoàn thiện một bản REPORT (báo cáo) dựa trên các số liệu được cung cấp qua các bảng biểu hoặc hình vẽ. Mục đích của bài thi Writing Task 1 là để kiểm tra khả năng phân tích xu hướng và diễn đạt những xu hướng này theo hướng tăng/giảm/thay đổi một cách chính xác và hiệu quả. Các số liệu được đưa ra trong đề bài là kết quả từ những nghiên cứu và khảo sát thực hiện bởi các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực xã hội, chính vì thế người viết lại càng phải chú ý tới tính thực tiễn và tính chuyên nghiệp khi thực hiện bài thi này.
➤ Xem thêm: Tổng hợp từ vựng Trong IELTS Writing Task 1
Bất kể dạng bài Task 1 mà người học gặp phải là gì, chúng ta luôn có một bộ khung cấu trúc dùng chung cho tất cả các loại bảng biểu và hình vẽ được đưa ra. Trong quá trình thực hiện bài, mỗi kiểu bài sẽ đòi hỏi các cách diễn đạt khác nhau, nhưng việc nắm chắc dàn bài cơ bản đã giúp người viết tiến một bước gần hơn trong việc hoàn thành bài viết này.
Trên thực tế, không có một cấu trúc cố định nào cho Writing Task 1, vì một bản báo cáo có thể được trình bày với nhiều kiểu khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận. Nhưng dù chúng ta chọn triển khai theo cách nào đi chăng nữa, một bài viết hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm những ý chính sau:
➤ Introduction (Giới thiệu chung): Đây là phần mà người viết phải cho biết các thông tin chung nhất về biểu đồ. Đây là phần không thể thiếu trong bài viết.
Các thông tin chung bao gồm: Đây là biểu đồ gì? Biểu đồ này thể hiện sự thay đổi hay phát triển của đối tượng nào? Có bao nhiêu đối tượng có trong bài? Những thay đổi hay phát triển được trình bày trong khoảng thời gian nào? Đơn vị đo lường số liệu là gì?
➤ Overview (Xu hướng chung): Đây là phần mà người viết sẽ phải đưa ra xu hướng tăng/giảm/thay đổi nổi bật nhất của các đối tượng trong bảng hay biểu đồ. Đối với dạng Process, người viết phải đưa ra một tóm tắt về quy trình đang được đưa ra.
Trên thực tế, đoạn Overview có thể được chuyển xuống cuối cùng khi người viết đã hoàn thành mô tả các số liệu. Lúc này, đoạn văn đóng vai trò như một đoạn Conclusion (Kết luận) cho bài viết. Nếu chọn cách tiếp cận này, người viết phải lưu ý không được đưa cảm xúc cá nhân vào đây.
➤ Detail (1/2/3): Đây là phần quan trọng nhất của bài viết. Những sự thay đổi hoặc phát triển của đối tượng theo thời gian phải được trình bày rõ ràng và chính xác dựa trên số liệu cho sẵn trong bảng biểu/hình vẽ. Người viết phải nhớ đưa ra so sánh giữa các đối tượng với nhau và nhóm chúng một cách hợp lý. Không có giới hạn về số lượng đoạn văn khi mô tả các đối tượng, tuy nhiên người viết cần chia đoạn vừa phải để tránh viết lằng nhằng không cần thiết.
Dưới đây là một minh hoạ về cấu trúc hoàn chỉnh của một bài Writing Task 1.
Dựa trên những lý thuyết được trình bày phía trên, người viết có thể chọn cách tiếp cận số liệu mà họ thấy phù hợp nhất với phong cách viết của mình để hoàn thành bài viết này.
➤ Xem thêm: Cách viết Writing Task 1 hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu
Như đã giới thiệu bên trên, chúng ta có tất cả 7 dạng bài trong bài này, bao gồm Line Graph (Biểu đồ đường), Bar Chart (Biểu đồ cột), Pie Chart (Biểu đồ tròn), Table (Bảng), Mixed Charts (Biểu đồ kết hợp), Map (Bản đồ) và Process (Quá trình). Dưới đây là minh hoạ cụ thể hơn về từng dạng bài nói trên.
➤ Biểu đồ đường (Line graph)
Dạng bài này còn được gọi là Biểu đồ dây. Đây là dạng biểu đồ gồm 2 trục Ox và Oy (trục hoành và trục tung), trên hình có các đường nối giữa các số liệu để biểu thị một xu hướng nào đó. Đặc điểm của biểu đồ đường trong IELTS Writing Task 1 Line Graph đó là nó thường có bao gồm yếu tố về thời gian. Đa số những đề thi thật từ trước đến nay về biểu đồ này đều có số liệu trong quá khứ.
➤ Biểu đồ cột (Bar chart)
Tương tự như biểu đồ đường, biểu đồ cột cũng gồm 2 trục là trục hoành và trục tung. Có thể nói, hai loại biểu đồ này là phiên bản “phái sinh” của nhau, vì về bản chất khi chúng ta nối các số liệu tương ứng lại với nhau ở biểu đồ cột thì nghiễm nhiên chúng ta sẽ tạo ra một biểu đồ đường và ngược lại. Biểu đồ cột trong Writing Task 1 có thể biểu thị một xu hướng phát triển trong một quãng thời gian hoặc biểu thị các thông số nào đó trong một năm. Biểu đồ cột có thể được minh hoạ dưới dạng thẳng (như trong hình) hoặc dạng ngang, tuy nhiên điều này không làm thay đổi gì tới việc trình bày và diễn giải số liệu.
➤ Biểu đồ tròn (Pie chart)
Thông thường, một bài Writing Task 1 về biểu đồ tròn sẽ thường tập trung vào tỷ lệ phần trăm, và người học sẽ phải giải quyết ít nhất từ hai cho đến ba biểu đồ để đưa ra sự thay đổi qua từng thời kỳ của số liệu. Đáng chú ý, biểu đồ tròn rất hay được đưa vào dạng Mixed Charts (biểu đồ kết hợp) để đưa thêm thông tin về một khía cạnh thông tin nào đó.
➤ Bảng số liệu (Table)
Participation in cultural activities, by age |
||||
16-24 |
25-44 |
45-74 |
All aged 16 and over |
|
|
% |
% |
% |
% |
Any performance* |
35 |
22 |
17 |
22 |
Undertaking any crafts |
11 |
17 |
22 |
19 |
Cultural purchases |
11 |
17 |
18 |
16 |
Any visual arts |
30 |
16 |
11 |
15 |
Any writing |
17 |
6 |
5 |
7 |
Computer based |
10 |
9 |
5 |
6 |
* Dancing, singing, playing musical instruments and acting |
So với các loại biểu đồ khác, bảng số liệu có một ưu điểm đối với đại đa số người học. Đó là chúng ta thường dễ dàng “đọc” các thông tin hơn khi chúng được liệt kê một cách rõ ràng như vậy. Nhưng đồng thời, vì không có sự minh hoạ bằng hình ảnh như những loại biểu đồ trên, người học sẽ phải tự mình vạch rõ ra xu hướng tăng/giảm/thay đổi của mỗi đối tượng. Ngoài ra, bảng cũng rất hay được kết hợp trong Mixed Charts để đưa thêm thông tin về một khía cạnh nào đó của một biểu đồ đã cho.
➤ Biểu đồ kết hợp (Mixed Charts)
Biểu đồ kết hợp thực chất chỉ là một biểu đồ lớn bao gồm hai trong bốn loại biểu đồ nhắc đến ở trên. Thông thường, biểu đồ thứ hai sẽ đưa ra thông tin đi sâu hơn về một khía cạnh thông tin nào đó ở biểu đồ thứ nhất, vậy nên người học lúc nào cũng phải trình bày được mối quan hệ giữa chúng để tạo ra sự kết nối giữa hai biểu đồ đã cho. Các loại biểu đồ kết hợp hay gặp nhất trong đề thi thường xoay quay Biểu đồ cột – Biểu đồ tròn và Biểu đồ cột – Bảng.
➤ Bản đồ (Map)
Giống với dạng bài Process, dạng bản đồ (Map) cũng được thể hiện dưới dạng hình ảnh. Người học sẽ được yêu cầu đưa ra mô tả về những thay đổi có trong hình vẽ, thường là về một địa điểm cụ thể (một khu dân cư hoặc một ngôi làng…) hoặc về bố cục sắp xếp của một toà nhà nào đó (một thư viện hoặc một khu mua sắm…). Những thay đổi này cũng sẽ được biểu thị qua một khoảng thời gian nào đó, nhưng thông thường các đề thi sẽ chỉ cho tối đa ba giai đoạn, tương đương với tối đa hình ảnh cho người viết.
➤ Quy trình (Process)
Khác với các dạng bài Writing Task 1 đã trình bày ở trên, khi thực hiện một bài viết thuộc dạng này, chúng ta sẽ phải mô tả quá trình phát triển hoặc sinh trưởng của một đối tượng, quy trình thực hiện của một hoạt động sản xuất hoặc cơ chế làm việc của một loại máy móc nào đó. Thông thường, trên hình vẽ sẽ cung cấp cho chúng ta các đối tượng cấu thành chủ thể chính của bài viết, và việc cần làm ở đây là “nối” các đối tượng đó theo một trình tự hợp lý để tạo nên một bài viết hoàn chỉnh.
Một điều nữa mà người viết nên ghi nhớ khi triển khai bài viết, đó là ngôn từ diễn đạt của các dạng Line Graph, Bar Chart, Table, Pie Chart và Mixed Charts là giống nhau; trong khi đó với Map và Process lại là các ngôn từ và cách hành văn khác. Chúng ta sẽ thấy điều đó rõ hơn trong phần Phân tích bài mẫu phía dưới.
Bài Writing Task 2 yêu cầu người viết phải trình bày quan điểm, suy nghĩ cá nhân hoặc nguyên nhân – hậu quả của một vấn đề hay thực trạng nào đó trong xã hội. Phần thi IELTS Writing Task 2 yêu cầu độ dài trung bình của bài làm rơi vào khoảng 250 từ, trong đó người viết phải diễn giải được các luận điểm mà mình đưa ra một cách chính xác và thuyết phục bằng lý lẽ của mình và các ví dụ (nếu có).
Cũng như IELTS Writing ask 1, Task 2 được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí dưới đây.
➤ Xem thêm: Trọn bộ từ vựng IELTS Writing task 2 hay nhất
Tương tự như Writing Task 1, không có một khuôn mẫu nào cụ thể để áp dụng cho tất cả các bài Task 2 vì điều này phụ nhiều vào cách tiếp cận và cảm quan của người viết. Nhưng dù cho bài viểt đó được triển khai như thế nào, chúng đều phải bao gồm các thành phần cơ bản dưới đây.
➤ Mở bài:
➤ Thân bài:
➤ Kết bài: Tóm tắt lại nội dung hai đoạn và nhắc lại ý kiến/ câu trả lời cho đề bài. |
➤ Dạng 1: Discussion Essay
Chúng ta xác định ngay được bài viết thuộc dạng này khi nhận biết được hai kiểu câu hỏi sau trong đề bài.
Discuss both views Discuss both views and give your opinion |
➤ Ví dụ:
a. Being able to speak foreign language is an advantage these days. Some people think that children should start learning a foreign language at primary school, while others think children should begin in secondary school. Discuss both sides and give your opinion.
b. Some people think that parents have the greatest influence on their child’s academic development, while others think that a child’s teacher has more influence. Discuss both views.
Ngoài ra, người viết cần lưu ý rằng chỉ nên thêm ý kiến cá nhân khi đề bài yêu cầu “give your opinion”. Trường hợp đề bài chỉ yêu cầu “Discuss both views”, người viết chỉ phân tích bài viết một cách khách quan và không thêm quan điểm cá nhân.
➤ Dạng 2: Problems – Causes – Solutions Essay
Chúng ta xác định ngay được bài viết thuộc dạng này khi nhận biết được hai kiểu câu hỏi sau trong đề bài.
What are the causes and solutions/effects? How can it be solved/dealt with? |
➤ Ví dụ:
a. Many young children have unsupervised access to the internet and are using the internet to socialize with others. This has can lead to a number of dangerous situations that can be threatening for children. What problems do children face when going online without parental supervision? How can these problems be solved?
b. Many criminals commit further crimes as soon as they released from prison. What do you think are the causes of this? What possible solutions can you suggest?
c. The influence of human beings on the world's ecosystem is leading to the extinction of species and loss of biodiversity. What are the primary causes of loss of biodiversity? What solutions can you suggest?
➤ Dạng 3: Argumentative Essay
Chúng ta xác định ngay được bài viết thuộc dạng này khi nhận biết được các kiểu câu hỏi sau trong đề bài.
What is your opinion? Do you agree or disagree? To what extent do you agree or disagree? |
➤ Ví dụ:
a. The government should allocate more funding to teaching sciences rather than other subjects in order for a country to develop and progress. To what extent do you agree?
b. The role of education is to prepare children for the modern world. Schools should cut art and music out of the curriculum so that children can focus on useful subjects such as information technology. Do you agree or disagree?
c. Marketing and promotion is the key to a successful business. What is your opinion?
➤ Lưu ý: Đây là 3 dạng chính thường gặp nhất trong đề thi. Trên thực tế, đề thi Writing Task 2 có thể “thêm thắt” một số thành phần câu hỏi khác. Đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra. Nhưng cho dù dạng đề đó là gì, mấu chốt cuối cùng của người viết vẫn luôn là “Trả lời từng yêu cầu của đề bài một cách lần lượt.”
➤ Xem thêm: Các dạng câu hỏi trong IELTS Writing Task 2
Có thể coi là trang web tự học IELTS được nhiều người truy cập nhất tại Việt Nam. Các bài được update hàng ngày bởi thầy Simon – cựu giám khảo IELTS kiêm chủ biên nội dung. Trang web được trình bày một cách tối giản giúp người học dễ dàng tìm các mục mình cần. Riêng với phần Writing, các bài mẫu trên ielts-simon đều được đánh giá ở band điểm 9.0 tuyệt đối. Những cấu trúc và từ vựng được sử dụng trong bài luôn đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong diễn đạt.
Bên cạnh đó, thầy Simon còn hợp tác với một số giáo viên bản địa uy tín khác để phụ trách mục chữa bài Writing trên trang web của mình. Giá chữa một bài Writing ở đây khá cao dao động từ 10 bảng cho đến 20 bảng, nhưng đổi lại người học sẽ nhận được feedback và lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia bản địa để cải thiện bài viết của mình.
Nói đến các trang web tự học IELTS hiệu quả, không ai là không nhắc đến cô Liz cùng trang web ieltsliz.com. Cô Liz là giáo viên IELTS đã từng đi đến rất nhiều quốc gia châu Á để giảng dạy tiếng Anh, trong đó có Việt Nam. Giống với thầy Simon, các bài viết từ cô Liz vô cùng chất lượng và đều được chấm ở mức điểm 9.0 tuyệt đối. Một điểm hay về trang ieltsliz. com đó là cô Liz luôn trả lời các thắc mắc của người đọc một cách trực tiếp, khiến trang web không chỉ đơn giản là một website trình bày kiến thức mà còn là một diễn đàn chia sẻ vô cùng hữu ích.
Đây là một trang web do cựu giám khảo IELTS – thầy David làm chủ biên nội dung. Thầy David luôn cập nhật bài giải của các đề Writing trong Cambridge và các đề thi thật một cách thường xuyên. Giống với thầy Simon và cô Liz, các bài giải của thầy David cũng ở mức điểm 9.0 tuyệt đối. Tuy nhiên, một điểm khác biệt của trang web này là thầy David luôn phân tích một cách cực kỳ chi tiết những luận điểm mà mình viết ra, và ở phía dưới đó là phần bài tập do thầy tự soạn nhằm giúp người đọc nhớ được những cụm diễn đạt đắt giá trong bài.
Ở đây chúng ta sẽ cùng xem xét một bài mẫu dạng Bar Chart để nắm được cách diễn đạt và lối hành văn trong phần này. Nên nhớ các kiến thức này vẫn luôn đúng với các dạng bài khác, cho dù mỗi dạng sẽ có một đặc thù nhỏ riêng.
The chart below shows the number of travelers using three major airports in New York City between 1995 and 2000.
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.
Write at least 150 words.
The bar chart illustrates the number of people who visited New York City through three major airports, over a six-year period between 1995 and 2000.
Overall, it can be seen that over the period, there was a fluctuant trend in the number of passengers who traveled via John F. Kennedy airport, while the other two airports saw an upward trend. Another interesting point is that LaGuardia airport was the most popular in the end.
It is clear that the number of travelers at John F. Kennedy airport started at 26m in 1995 and then increased remarkably to reach the highest point of 47m in 1997. In 1999, the figure dipped to 32m. In the last year, there was a slight growth to 44m. On the other hand, LaGuardia began at 35m in 1995, after that it rose significantly for the next three years, at 46m. In 2000, LaGuardia hit the peak point at 68m travelers.
However, if we look at Newark airport, it started at the lowest point of 16m passengers in the first year. After this point, the trend increased significantly to 42m in 1998. In the last two years, it remained stable at 42m travelers.
Chú thích từ vựng |
illustrate: miêu tả, minh hoạ it can be seen that: có thể thấy rằng there was a fluctuant trend: có một xu hướng dao động saw an upward trend: chứng kiến xu hướng tăng Another interesting point is that: Một điểm thú vị là reach the highest point: đạt tới điểm cao nhất dip: giảm nhẹ xuống hit the peak point: đạt điểm cao nhất remain stable: giữ nguyên |
➤ Xem thêm: Tổng hợp bài mẫu IELTS Writing Task 1 - Band 8.0
Ở đây chúng ta sẽ cùng xem xét một bài mẫu dạng Discussion Essay để nắm được cách diễn đạt và lối hành văn trong phần này. Nên nhớ các kiến thức này vẫn luôn đúng với các dạng bài khác, cho dù mỗi dạng sẽ có một đặc thù nhỏ riêng.
Some people believe that the government should spend money on building trains and subway lines to reduce traffic congestion. Others think that building more and wider roads is the better way to reduce the situation. Discuss both views and give your opinion.
Traffic congestion has become an aching problem of many administrations all over the world. To mitigate the problem, it is suggested that public transportation such as trains and subway lines should be erected. Meanwhile, a school of thought claims that building more and larger roads makes more sense. In my view, both methods contribute equally to the effort of preventing traffic jams.
On the one hand, building trains and subways is an effective method to improve the traffic situation. In actual fact, in countries where public transportation is up to standards, the number of private vehicles participating in the traffic tends to be small. Therefore, city dwellers can save hours of delaying and an abundance of money spent on travel expenses. A stark example of this is the Netherlands, a European nation whose subway system is considered to be the most developed in the world, has the lowest frequency of traffic jams. For many consecutive years, Netherlands has ranked on top of the worldwide chart as the place for best driving experiences.
On the other hand, some individuals hold the belief that a more effective way to alleviate the issue is to erect wider road systems. There is no denying the fact that in some third world countries, roads are relatively narrow and in a desperate state of disrepair, which greatly obstructs travelers to their destinations. If better road systems are to be built and maintained, the rate of traffic congestion would decline significantly. For instance, Kansas City, known as the least congested large city in the world, owns one of the most comprehensive freeway systems.
To conclude, both methods discussed above provide sustainable relief on the current situation of traffic, as they play an equal part in curbing the severity of traffic jams around the world.
Chú thích từ vựng |
to be up to standards: đủ tiêu chuẩn tend(v): có xu hướng travel expenses: chi phí đi lại frequency(n): tần suất consecutive(adj): liên tiếp erect(v): xây dựng disrepair(n): không được tu trùng obstruct(v): làm tắc nghẽn freeway(n): đường cao tốc sustainable(adj): bền vững curb(v): hãm, kiềm chế severity(n): tính nghiêm trọng |
➤ Xem thêm: Tổng hợp 18 bài mẫu IELTS Writing Task 2 hay nhất - Band 9.0
Vậy là chúng ta đã kết thúc phần Tổng quan về IELTS Writing rồi. Chúc mọi người học tập thật tốt!