Nếu bạn đang đau đầu về bài thi Speaking Part 2 thì bài viết này sẽ cung cấp 50 Tips cho IELTS Speaking hiệu quả nhất, giúp bạn dễ dàng vượt qua phần thi "khó xơi" nhất trong kỳ thi IELTS.
Nếu bạn chưa hiểu IELTS là gì? Cấu trúc bài thi IELTS? Thang điểm IELTS và các tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS Speaking Part 2... hãy xem lại trước khi tìm hiểu tiếp về bài viết này nhé.
Trong phần thi IELTS Speaking Part 2, thí sinh sẽ được cung cấp một chủ đề hoặc một thẻ Cue tương tự như:
Describe a piece of art you like. You should say:
|
Sau đó bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị mọi thứ (suy nghĩ, ghi chú...) để rồi bước vào phần trả lời kéo dài trong vòng từ 2-3 phút.
Phải nói trong vòng 3 phút về một chủ đề không mấy quen thuộc là một điều khiến hầu hết ứng viên cảm thấy e ngại. Và đó cùng là lý do tại sao lại nói IELTS Speaking Part 2 là phần thi đáng "khó nhai" nhất trong kỳ thi IELTS. Vấn đề nhiều thí sinh gặp phải là...
Để khắc phục những vấn đề này, Aland IELTS đã tổng hợp, chắt lọc và phát triển các chiến lược để các giúp các thí sinh này vượt qua kỳ thi IELTS một cách thành công.
Bên cạnh đó, có một lỗi phổ biến của IELTS Speaking Part 2 mà đa số các bạn thường mắc phải, đó là cho rằng mình phải cố gắng nói chính xác tất cả những gì được gợi ý trên thẻ. Điều này thực sự không cần thiết.
Việc tuân theo những gợi ý là tốt và có rất nhiều thí sinh làm rất tốt những điều này. Tuy nhiên với nhiều bạn đôi khi việc đó làm khiến bạn bị cạn ý tưởng. Chính vì thế bạn nên có một khung bài nói cố định để áp dụng cho mọi câu hỏi và chuẩn bị tốt hơn cho bài nói.
Chiến lược của Aland dành cho bạn là nói về những điều mà bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn thích những gì gợi ý trên thẻ thì hãy nói về chúng. Nhưng nếu bạn không muốn bạn có thể bổ sung hoặc lược bớt những thứ mà bạn cho rằng không cần thiết. Dưới đây là các bước giúp bạn thực hiện điều này.
Khi bạn nhận được thẻ, bạn sẽ có 1 phút để viết ra các ý tưởng của mình. Bạn nên cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái và dành thời gian để lập dành bài cho bàn nói của mình, với 5 phần như sau.
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu đi vào nhũng từ khóa nhỏ hơn bên cạnh mỗi tiêu đề, hãy cùng đi vào chi tiết nhé.
Bạn nên bắt đầu bằng " I’d like to talk about...". Sau đó nói, "I chose this topic because…" và bạn có thể nói ra lý do tại sao bạn chọn chủ đề này. Nếu bạn không có lý do, hãy tự tạo cho mình một lý do. Nhưng tốt nhất nên xuất phat từ trải nhiêm thực tế của chính bản thân bạn, để bài nói trở nên tự nhiên hơn.
Giờ bạn có thể sử dụng một số liên từ như "anyway" hay "any how" để chuyển tiếp sang nói về quá khứ. Điều này sẽ cho giám khảo thấy bạn tự tin sử dụng các cấu trúc trong quá khứ như thế nào.
Example:
Bây giờ hãy tạm dừng và nói "So let me tell you about... in a little more detail". Đây là thời cơ để bạn gây ấn tượng với giám khảo bằng những từ vựng cụ thể. Nhận biết các vấn đề phổ biến và có sẵn tính từ cụ thể.
Nếu bạn sử dụng một tính từ để mô tả một điều gì đó, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ mở rộng nó hoặc gắn nó với những ví dụ. Một lần nữa, nếu bạn nghĩ về những ví dụ cụ thể thì cung tốt thôi, nhưng hay chắc rằng những ví dụ này phù hợp với tính từ, thì bạn sẽ ổn cả thôi.
Giờ bạn có thể nói "If you ask me/In my view/I would say + (opinion on topic)." Điều này sẽ tạo cơ hội để bạn bày tỏ cảm xúc về chủ đề này. Nó có thể là ý kiến cá nhân của bạn hoặc có thể là một loạt so sánh hơn nhất. Sử dụng một loạt các cụm từ bày tỏ ý kiến sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn. Nếu bạn muốn đưa ra một ý kiến mạnh mẽ hơn bạn có thể nói:
Cuối cùng, bạn có thể hiển thị khả năng sử dụng các thì trong tương lai. Bắt đầu bằng cách nói Liên quan đến tương lai.
Một loạt các thì sẽ giúp bạn có thêm điểm. Ví dụ: bạn có thể sử dụng: Trình bày liên tục để nói về sắp xếp cố định. Hãy đi + đến + nguyên bản để nói về kế hoạch trong tương lai. Will hoặc giành chiến thắng + infinitive được sử dụng với các dự đoán dựa trên ý kiến hoặc kinh nghiệm. Nó cũng có thể được sử dụng để nói về hy vọng và giả định. Sự hoàn hảo trong tương lai - sẽ có + phân từ quá khứ - được sử dụng để nói điều gì đó sẽ xảy ra hoặc sẽ được hoàn thành bởi một điểm nhất định trong tương lai.
Cuối cùng, bạn có thể kết thúc bài nói một cách gọn gàng theo 2 cách:
Cùng với đó, đừng quên sử dụng một số dấu hiệu báo hiệu phần kết thúc như:
Đây chính là 5 tiêu đề đơn giản, cũng là khung sườn cơ bản cho một bài nói IELTS Speaking Part 2. Cho phép bạn nói ít nhất trong vòng 3 phút mà không gặp bất cứ khó khăn gì.
Điều quan trọng nhất bạn cần làm là thực hành và sử dụng chiến lược này với nhiều chủ đề khác nhau. Có thể ban đầu bạn sẽ không quen, nhưng từ từ thực hiện chiến thuật này, sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên tuyệt đối.
Dưới đây là một bài tập nhỏ để bạn áp dụng phương pháp nói trên, hãy chắc rằng mình sử dụng nó đúng nhé!
Describe a teacher that you know. You should say:
|
► Dưới đây là bài audio mẫu bạn có thể xem qua: TẠI ĐÂY
Nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải nói giáo viên của mình như thế nào, hay nói thầy/ cô đã giúp bạn ra sao... mà hãy nói những điều bạn cảm thấy thoải mái nhất khi nghĩ về thầy cô của mình và áp dụng chiến lược ở trên. Chắc chắn bạn sẽ đạt được số điểm IELTS Speaking như mong muốn đấy.
Đây là một tài liệu vô cùng quý báu của Cực giám khảo Simon, chia sẻ về những mẹo làm bài thi IELTS Speaking Part 2 hay nhất, giúp người học chuẩn bị tốt nhất cho bài thi IELTS Speaking Part 2. Ví dụ như:
1 phút chuẩn bị cho bài nói vô cùng quan trọng, hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan. Bạn nên ưu tiên tập trung vào từ vựng và phát âm chứ không phải ngữ pháp hay liên kết câu. Cố gắng ghi lại càng nhiều ý càng tốt. Nếu may mắn, bạn có thể sử dụng các ý mà bạn chuẩn bị sẵn trong quá trình ôn luyện tại nhà.
Bạn cũng không cần sử dụng hết các gợi ý trong thẻ đề thi. Tuy nhiên, nó có thể xây dụng cho bạn cấu trúc và thứ tự các ý hợp lý hơn. Mở rộng thêm các ý trong bài bằng việc điểm thêm các câu truyện cá nhân. cahs thwucs này sẽ giúp bạn kéo dài bài nói và không sợ bị thừa thời gian.
Học sinh thường hỏi thầy Simon về điều gì sẽ xảy ra nếu bài nói của họ không được tốt. Hay liệu họ có đạt được điểm số cao nếu điều đó xảy ra?
Câu trả lời là có. Trên lý thuyết, điều đó vẫn có thể xảy ra (bạn có thể đạt Band 7.0) dù bạn có làm không tốt trong Part 2. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với bạn phải làm điều hết sức tuyệt vời trong phần 3. Trong luyện tập, hiếm khi có một ai có tệ ở phần 2 mà đột nhiên xuất sắc ở phần 3 cả.
Chình vì thế, thầy Simon khuyên rằng: thí sinh nên xem phần 2 như một phần chính của bài thi nói. Nó là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện khả năng tiếng Anh của mình và cũng là cơ hội tốt nhất cho giám khảo lắng nghe cẩn thận kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của bạn.
Thực tế, đây có thể là điểm then chốt mà đa phần giám khảo sử dụng để quyết định số điểm trao cho bạn. Vì vậy, các bạn cần hết sức lưu ý.
...
► Bạn có thể tải trọn bộ 40 Tips for IELTS Speaking Part 2 - by Simon : TẠI ĐÂY
Những bài mẫu này sẽ cung cấp cho các bạn những ý tưởng hay về các chủ điểm IELTS khác nhau. Ngoài ra, các bạn còn có thể tìm được rất nhiều từ vựng đắt giá cũng như các tổ chức sắp xếp các ý thông qua các mẫu trả lời.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu đắt giá khác để có sự chuẩn bị tốt nhất cho phần IELTS Speaking Part 2:
Hy vọng các bạn sẽ tìm được những Tips IELTS Speaking Part 2 phù hợp dành riêng cho mình. Và áp dụng chiến lược làm bài Speaking thật hiệu quả để đạt được điểm số cao nhất trong bài thi IELTS.
Chúc các bạn thành công!