Hotline: 0906 201 222
Bạn đã nắm chắc cấu trúc would you mind và do you mind trong tiếng Anh chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Cùng nhau nâng cao kiến thức tiếng anh thôi nào!
Cấu trúc would you mind và do you mind… thường gây mơ hồ cho người học vì không biết nên trả lời thế nào. Hãy cùng Anh ngữ Ms Hoa tìm hiểu tất cả những cách sử dụng, đối đáp, ví dụ, bài tập có đáp án với cấu trúc would you mind và do you mind nhé
>>> THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN (PAST CONTINUOUS) - TỔNG QUAN ĐẦY ĐỦ TỪ A - Z
Cấu trúc Would you mind/Do you mind là một cách hỏi hoắc cách đề nghị sự giúp đỡ trong tiếng Anh. Cấu trúc này mang sắc thái trang trọng và lịch thiệp.
Would you mind/Do you mind nghĩa là bạn có cảm thấy phiền nếu… hoặc cũng có nghĩa là Bạn có thể vui lòng….
Đây là cấu trúc thông dụng được sử dụng nhiều trong tiếng Anh. Trong cả văn viết và khi giao tiếp, cấu trúc này vẫn được dùng và phát huy hiệu quả rất tốt.
Cấu trúc Would you mind có thể được sử dụng để hỏi ý kiến hoặc đưa ra yêu cầu đối với người nghe về một việc nào đó, mang ý nghĩa “bạn có phiền nếu…”.
Would/Do you mind + (S) + V-ing |
Would/Do you mind + (S) + V-ing
Cấu trúc Would/Do you mind + (S) + V-ing có nghĩa là Bạn có phiền,... hay không? Ở mẫu câu này thì hành động V-ing ngay sau mind phải chung chủ ngữ (S) là “you” (người đang nghe). Câu này được dùng để hỏi xem người nghe có cảm thấy phiền để làm việc gì đó cho bạn hay không? Đó có thể là dừng hút thuốc, nói nhỏ lại hay đi chậm lại…
Ví dụ:
- Would you mind opening the door, please? – Bạn có phiền mở giúp tôi cánh cửa ra không?
- Would you mind telling me what you’re doing? – Bạn có phiền khi cho tôi biết bạn đang làm gì không?
- Do you mind being quiet for a minute? – Bạn có phiền yên lặng một lúc được không?
Câu trả lời của cấu trúc Would you mind/ Do you mind sẽ diễn ra ở hai hướng, cụ thể là:
- Not at all: Không có gì/ không sao cả.
- No, I don’t mind: Không, Tôi không bận tâm đâu hoặc tôi không thấy phiền đâu.
- That would be fine: Ô, Điều đó sẽ ổn!
- Never mind/you’re welcome: Đừng bận tâm/bạn được chào đón.
- Please do: Bạn cứ làm đi.
- No, of course not: Đương nhiên là không rồi.
- Of course not: Ồ dĩ nhiên là không phiền gì cả.
- I’d be glad to: Không! Tôi rất vui khi được làm được điều đó.
- I’d be happy to do: Không! Tôi rất vui khi được làm được điều đó.
>>> 88 CẤU TRÚC CÂU TIẾNG ANH THÔNG DỤNG GHI NHỚ TRONG 30 NGÀY
- I’m sorry, I can’t: Tôi xin lỗi, tôi không thể.
- I’m sorry, That’s not possible: Tôi xin lỗi, điều đó không thể.
- I’d rather/prefer you didn’t: Bạn không làm thì sẽ tốt hơn.
Cấu trúc cấu trúc would you mind if cũng có nghĩa là“ Bạn có phiền không nếu (ai đó) làm gì?”. Đây là mẫu câu yêu cầu nhưng không có chung chủ ngữ. Hai chủ ngữ S không giống nhau. Đây là cách nói mang tính chất lịch sự, trang trọng khi bạn hỏi ý kiến hoặc đưa ra yêu cầu của người nghe.
Do you mind + if + S + V-present Would you mind + if + S + V-ed |
(Động từ đứng vế sau if thì sẽ sử dụng quá khứ đơn)
Ví dụ:
Do you mind if I go home early? – Bạn có phiền không nếu tôi về nhà sớm?
Would you mind if we changed the channel? – Bạn có phiền không nếu chúng ta chuyển kênh khác?
Do you mind if she tell your mom? – Bạn có phiền không nếu cô ấy nói với bác gái?
Lưu ý: Chúng ta có thể sử dụng do you mind thay cho would you mind tuy nhiên cách nói này ít phổ biến và ít lịch sự hơn.
- Please do: Bạn cứ làm đi.
- Please go ahead: Bạn cứ tự nhiên.
- Not at all: Không có gì.
- No, I don’t mind: Không, tôi không cảm thấy phiền đâu.
- No. I’d be glad to: Không, tôi thấy rất vinh hạnh.
- No, of course not: Không, tất nhiên là không phiền rồi.
Ví dụ:
- Do you mind if we go out and talk?? => Not at all, I’ll go outside.
- Would you mind if teacher gave us more exercises? => No, I would like that.
- Do you mind if we stand here? => No, not at all. Please go ahead.
- I’m sorry, I can’t: Xin lỗi, tôi không thể.
- I’m sorry, That’s not possible: Xin lỗi, điều đó không khả thi.
- I’d rather not do that: Tôi không muốn làm điều đó.
- I wish I could do that but I am busy right now: Tôi rất muốn giúp bạn làm điều đó nhưng tôi đang bận rồi.
Ví dụ:
- Would you mind Lisa going out with us tonight? => I am so sorry, that’s impossible. She must finish her homework tonight.
- Would you mind if I came late for 20 minutes tomorrow? => I am sorry, the time is fix for everyone.
Cô Hoa đã tổng hợp những kiến thức ngữ pháp, các dùng và cách trả lời về cấu trúc Would you mind trong tiếng Anh. Hy vọng với bài viết này, Ms Hoa TOEIC đã giúp bạn bỏ túi thêm những hành trang cần thiết để đạt được mục tiêu và chạm tới thành công nhanh hơn. Chúc các bạn luôn học tập tốt!
>>> TÌM HIỂU THÊM